Một ổ bánh mỳ, một phần cơm tấm sườn, một phở bò tái và 4 cái gỏi cuốn là những gì nhóm thực tập sinh người Việt tại bệnh viện Asan đặt mua cho ngày hôm sau, tức 29/2. Tin nhắn kèm theo dòng "bọn em nhớ đồ ăn Việt quá".
Những ngày qua, thức ăn đặt qua giao hàng của chuỗi Alaghi của anh Đoàn Ngọc Quang giảm mạnh, do khách hàng sợ tiếp xúc với nhân viên vận chuyển. Với anh, những đơn hàng thế này rất quý, nhất là từ đồng hương.
Tuy nhiên, anh đành từ chối nhận đơn vì địa điểm quá xa phạm vi giao hàng. Anh nói, người sợ bệnh thì không đến quán ăn, người muốn ăn thì không bán được. Tình huống trớ trêu này cũng chỉ mới có lần đầu, kể từ khi Covid-19 bùng lên tại Hàn Quốc.
Sau Tết Nguyên đán vài ngày, doanh số Alaghi không có gì biến động đột ngột. Với 3 chi nhánh ở Seoul và 1 ở thành phố Cheonan cách Seoul 200 km về phía nam, hệ thống vẫn đạt mục tiêu đề ra là phục vụ 300-400 phần Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog ăn mỗi ngày.
Đầu tháng 2, tin nCoV từ Trung Quốc lan rộng, dân cư Seoul bắt đầu đeo khẩu trang nhưng vẫn đi lại, kinh doanh bình thường. "Sau một tuần phát hiện những ca nhiễm đầu tiên, không khí căng thẳng hơn. Người dân giảm đi lại, mua sắm và ít tụ tập nơi đông người. Kéo theo đó, kinh doanh bắt đầu giảm", anh kể.
Và giới kinh doanh F&B tại Hàn Quốc thật sự "thấm đòn" khi thành phố Daegu được thông báo là trung tâm dịch của Hàn Quốc, với con số người nhiễm lên đến gần 1.000 người. Tại Seoul, nhân viên nhiều công ty được thông báo phải tự chuẩn bị thức ăn mang đến văn phòng. Họ chia giờ ăn và chia ghế ngồi so le không đối diện trong phòng họp để tránh tập trung và tránh lây nhiễm.
Các nhà trẻ tạm dừng nhận bé. Các trường tiểu học, trung học và đại học thông báo dời lịch khai giảng năm học mới, từ 1/3 thường niên nay hoãn đến 16/3. Nhiều phụ nữ xin nghỉ để ở nhà giữ trẻ và người dân chỉ mua thực phẩm ở siêu thị và tự phục vụ gia đình.
Không khí vắng vẻ tại Alaghi trưa ngày 29/2. Ảnh: Ngọc Quang |
Các dịch vụ ăn uống, mua sắm, các hoạt động vui chơi giải trí bên ngoài đi xuống và hầu như chỉ mở cửa phục vụ được một lượng rất ít khách hàng còn lại. Một số hàng quán tự treo biển "Tạm nghỉ" vì tình hình dịch. Toàn chuỗi của anh Quang chỉ cầm cự với mức doanh số 60% so với thường ngày. Kể từ 24/2 trở đi, lượng khách tiếp tục lao dốc, chỉ còn 40% so với trước.
"Người đi lại trong khu vực giảm hẳn nên khách vãng lai hầu như không có. Lượng khách trung thành là nhân viên văn phòng không còn như trước vì nhiều công ty không cho phép nhân viên ra ngoài ăn trưa", anh nói.
Ngoài ảnh hưởng về lượng khách, nhiều nhân viên chuỗi xin tạm nghỉ vì sợ bị lây nhiễm, do phải thường xuyên di chuyển bằng phương tiện công cộng. Chuỗi phải tuyển ngay người thay thế và đào tạo gấp rút với các món thao tác nhanh. Vì thế, vài điểm bán hết hàng những món quá đặc biệt mà nhân viên mới chưa phụ trách được. Đồng thời, quán cũng giảm nhân viên vì ít khách.
"Nhân viên mới thì bảo 'dịch không sợ chỉ sợ không còn cơ hội để làm thêm và học tiếp'. Nhân viên cũ thì bảo 'thà bỏ tiền chứ không bỏ mạng'. Đây là lúc hỗn độn nhiều quan điểm khác nhau của người lao động", anh kể.
Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng. Nguyên vật liệu vẫn được cung cấp đúng lịch trình và số lượng. Chỉ một số mặt hàng tươi sống như rau tươi, chanh ớt và rau ngò tăng giá do khan hiếm. Các mặt hàng khác đa số vẫn ổn định.
"Vẫn có một số ít khách hàng đến dùng bữa trưa hoặc bữa tối. Họ rất đồng cảm và luôn khích lệ tinh thần cho chúng tôi. Sau vài ngày chông chênh về nhân sự, chúng tôi đã tuyển bổ sung và chấn chỉnh tinh thần", anh nói.
Tại quán, để gia tăng an tâm, anh cho trang bị dung dịch rửa tay miễn phí. Nhân viên bắt buộc đeo khẩu trang 24/24 trong suốt thời gian làm việc và kể cả khi di chuyển. Quán phát bao tay nilon miễn khí khi khách yêu cầu.
Một con phố mua sắm tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 26/2. Ảnh: The New York Times |
Doanh số giảm, đường phố vắng người, nhân viên thấp thỏm lo lắng là hiện tượng chung của ngành kinh doanh ẩm thực tại Seoul nói riêng và Hàn Quốc nói chung. "Cộng đồng kinh doanh mua bán của người Việt tại Hàn Quốc cũng không ngoại lệ. Anh chị em cũng hay liên lạc và hỏi thăm tình hình sức khoẻ của nhau là chính và động viên nhau cố cầm cự cho qua mùa dịch", anh nói.
Ngoài ngành ẩm thực, cộng đồng người Việt đang kinh doanh các mặt hàng như điện thoại, sâm, nấm, áo quần, đồ gia dụng, cho biết giảm mạnh về doanh số. Một vài cửa hàng kinh doanh ẩm thực Việt Nam khác ở Seoul và Incheon của người Việt đều đã đóng cửa để giảm chi phí nhân công và tránh dịch.
Những khu vực đông người Việt hiện vắng người qua lại vì một số về nước tránh dịch, một phần là tâm lý ngại tụ tập và công ty cắt giảm việc làm. Các khu vực mua sắm sầm uất dành cho du khách như Myeongdong, Itaewon, Samcheongdong trong trạng thái yên ắng bao trùm.
"Cho dù dịch có qua đi thì Hàn Quốc cần ít nhất từ 3 đến 6 tháng để phục hồi kinh tế. Do đó, để thị trường khôi phục và phát triển trở lại bình thường thì ít nhất phải đến quý IV mới có hy vọng", anh Quang nhận định.
Ông chủ Alaghi nói chuỗi của ông sẽ cố gắng đến cùng và tránh tình trạng đóng cửa tạm thời vì vẫn còn thực khách tìm đến. "Đây là điều khích lệ vô cùng lớn", anh nói chỉ đóng cửa khi có lệnh từ chính phủ khi tình huống quá xấu.
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, hiện có khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc. Đến ngày 2/3, nước này vẫn là ổ Covid-19 lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Tình hình dịch bệnh căng thẳng khiến triển vọng kinh doanh vẫn mờ mịt. Tuy nhiên, anh Quang nói nên suy nghĩ tích cực trong lúc này. "Lửa thử vàng, gian nan thử sức vậy", anh nói.
Viễn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét